Chuyển đến nội dung chính

BÀI HỌC KINH DOANH TỪ CHIÊU DƯƠNG ĐÔNG KÍCH TÂY CỦA COCA COLA


Coca Cola là hãng đồ uống nổi tiếng của Mỹ. Trên thị trường Mỹ việc cạnh tranh trong lĩnh vực này hết sức gay gắt.
Tháng 5/1984, Coca Cola đột nhiên tuyên bố phải thay đổi công thức pha chế cũ đã tồn tại suốt 99 năm, và muốn áp dụng công thức pha chế mới tạo ra. Tin tức truyền đi làm chấn động công chúng, hàng ngàn cú điện thoại và thư kiến nghị phản đối của người tiêu dùng tới tấp gửi đến Cty. Một số cửa hàng bán đồ uống Coca Cola cũng giảm bớt hoặc từ chối tiêu thụ hàng của Cty.
Tình hình này làm cho các đối thủ của Coca - Cola rất vui mừng, họ cho rằng cách làm của Coca Cola là một thất bại to lớn trong lịch sử kinh doanh nước Mỹ, từ đó họ ra sức tuyên truyền, quảng bá, kêu gọi mọi người chuyển sang đồ uống theo công thức truyền thống của các nhãn hiệu cũ. Sau khi tuyên bố thay đổi công thức pha chế đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người, Coca Cola lại ra một tuyên bố mới: Tôn trọng nhu cầu của khách hàng, Cty sẽ cùng sản xuất cả hai loại công thức cũ và loại công thức mới. Người tiêu dùng ưa thích Coca Cola trên toàn nước Mỹ đều hết sức vui mừng, họ đổ xô đi uống Coca Cola nhãn hiệu cũ, đồng thời cũng tranh nhau mua sản phẩm Coca Cola nhãn hiệu mới để so sánh chất lượng. Chỉ trong một thời gian cơn sốt Coca Cola được dấy lên mạnh mẽ, kéo theo lượng tiêu thụ sản phẩm của Coca Cola tăng thêm 8% so với cùng kỳ năm trước. Mỗi một cổ phiếu của Cty cũng tăng thêm 2,57 USD.
Coca Cola đã thành công nhờ Dương Đông kích Tây. Họ đã khéo léo khi tạo cho các đối thủ cạnh tranh niềm tin tưởng rằng họ đang phải chịu áp lực, tin rằng những sự việc họ đưa ra hoàn toàn là sự thật, để rồi bất ngờ phản công giành thắng lợi một cách hiệu quả và nhanh chóng.
=> Những cái đầu "lớn": tâm lý khách hàng và tâm lý đối thủ cạnh tranh đều nằm trong một "bài toán chiến lược"

Nguồn: CO HOI KINH DOANH

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

8 BƯỚC XÂY DỰNG DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1. Xây dựng mô hình tổ chức công ty: - Chủ doanh nghiệp thấy quy mô của doanh nghiệp mình; - Sơ đồ tổ chức các phòng/ban/bộ phận; - So sánh đánh giá mô hình tổ chức với đối thủ cạnh tranh; - Nhìn thấy điểm mạnh/điểm yếu từ mô hình công ty; - Nhìn thấy được chức năng – nhiệm vụ của các phòng ban; - Phân công công việc 1 các rõ ràng. 2. Xây dựng hệ thống bảng mô tả công việc: - Tuyển dụng nhân sự đúng người – đúng việc; - Mô tả rõ ràng công việc nhân sự cần phải làm; - Hướng dẫn nhân sự tác nghiệp nội bộ; - Khi có các công việc phát sinh nhân sự cần báo cáo ai; - Định kỳ nhân sự cần phải báo cáo gì, khi nào và nộp cho ai. 3. Xây dựng hệ thống quy trình làm việc - các vị trí chức danh: - Nâng cao chất lượng công việc; - Nhân sự chủ động tìm hiểu công việc; - Tránh sai sót khi làm việc do các lỗi cá nhân; - Tránh rủi ro khi nhân sự bất ngờ nghỉ việc vì nhiều lý do; - Cơ sở để giao và đánh giá mức độ hoàn thành công việc. 4. Xây dựng kế hoạch kinh doanh: - Lên được các chỉ tiêu kinh doanh c...

6 "THƯỚC ĐO" ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG

Sự hài lòng của khách hàng đối với một sản phẩm/ dịch vụ là nền móng, là điều kiện cần trong một chiến lược giữ chân khách hàng và xây dựng hệ thống khách hàng trung thành. Và việc làm khách hàng hài lòng đơn giản chính là doanh nghiệp tạo được điểm cộng ” tích cực” trong tâm trí và cảm nhận khách hàng. 1. Chỉ số hài lòng của khách hàng là gì? Chỉ số hài lòng của khách hàng (Customer Satisfaction Index – CSI) được ứng dụng nhằm đo lường sự thỏa mãn của khách hàng đối với các ngành, các doanh nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới. Để đo lường được chỉ số hài lòng khách hàng, thay bằng việc quan sát và đưa ra những quyết định chủ quan, việc tiến hành khảo sát sẽ cho doanh nghiệp được cái nhìn chính xác hơn. Và cách để có được chỉ số hài lòng của khách hàng là hỏi đúng câu hỏi, câu trả lời của khách hàng về những câu hỏi mà doanh nghiệp đưa ra. Ai thấu hiểu khách hàng hơn, đáp ứng tốt hơn sẽ có nhiều cơ hội chiến thắng. 2. Các yếu tố thể hiện sự hài lòng của khách hàng Khi bạn đặt câu hỏi...

TUỔI TRẺ NHÌN TỪ PHÍA SAU

   Vẫn thường nghe người ta nói, tuổi trẻ là tháng năm hướng tầm mắt và trái tim mình về phía trước, là chưa khi nào cúi đầu và luôn sẵn sàng thách thức tương lai, là không sợ sệt ngày mai mà hết mình tiến lên với tất cả lòng nhiệt huyết. Tôi tự hỏi, cũng là tháng năm ấy, nếu nhìn từ phía sau, sẽ thấy điều gì?     Tuoi tre nhin tu phia sau  Tôi chỉ có thể nhìn phía sau của mình trong những bức ảnh, giống như bạn chỉ có thể nhận ra sự thật khi câu chuyện đã đi qua. Tuổi trẻ nhìn từ phía sau là những kinh nghiệm mà cuộc đời để lại.Tuổi trẻ ấy, là những vấp ngã đầu tiên, là khoảnh khắc khóc nấc lên vì chia ly, là nỗi đau tới quặn lòng vì thất bại. Tuổi trẻ ấy, là những chuyến đi xa, là những năm tháng vắng nhà, là những khúc ca bên cạnh bạn bè giữa những khoảng trời xa lạ.        Tuổi trẻ nhìn từ phía sau, là khoảnh khắc mà bạn của thì tương lai sẽ luôn trân trọng, là chúng ta của năm tháng về già sẽ mãi khắc ghi, là những gì chưa thể làm khiến ...