1. CHÚ Ý MỘT CÁCH KHÁC ĐI
Chú ý là hành động tập trung cao độ vào một điều gì để hiểu rõ nó. Vấn đề ở chỗ mọi người thường bị chuyên môn can thiệp, làm lệch hướng sự chú ý. Điều này vô tình ngăn họ đạt đến những hiểu biết sâu sắc. Xu hướng quan sát thực tế qua cách nhìn méo mó bởi hiểu biết cố hữu đã học được người Pháp gọi là "sự chuyên nghiệp méo mó" (déformation professionnelle). Để chống lại sự sai lệch này, hãy đặt câu hỏi về điều gì khiến bạn chú ý và những điều bạn đang thiếu chính là đáp án.
Bằng cách đặt sang một bên các định kiến, bạn sẽ trở thành người quan sát sắc sảo hơn về những gì công chúng nói và làm. Điều này thay đổi không chỉ đối với cách bạn chú ý mà còn đối với người mà bạn chú ý đến. Câu chuyện của hãng nội thất IKEA là một ví dụ. Có một nhóm những người dùng chính những sản phẩm mà hãng này để tùy biến và kết hợp thành những món đồ nội thất hoàn toàn mới mà không ai nghĩ đến, được gọi là "IKEA hackers".
Bản thân IKEA cũng thừa nhận rất chú ý đến nhóm người trên vì họ "đang cố gắng cho chúng tôi biết về các sản phẩm của chúng tôi". Nguyên nhân bởi những nhà thiết kế của hãng cũng không nghĩ ra kệ sách có thể biến thành quầy bar hay những chiếc ghế gỗ thành giá sách
2. BƯỚC LÙI ĐỂ MỞ RỘNG HIỂU BIẾT
Vội vã tiếp cận thông tin, nhận định nhanh chóng và đưa ra cách giải quyết vấn đề ngay lập tức không phải lúc nào cũng hiệu quả. Thay vào đó, hãy tự đặt câu hỏi "Nếu chúng ta không còn làm được những gì chúng ta làm bây giờ thì sao?"
Với nỗi lực lần thứ ba vòng quanh thế giới bằng khinh khí cầu, năm 1999, nhà tâm lý học người Thụy Sỹ và nhà thám hiểm Bertrand Piccard bị ám ảnh bởi việc dự trữ nhiên liệu. Trong một lần hết nhiên liệu trên sa mạc Ai Cập và chờ đợi được đón về, Piccard đã nghiệm ra vấn đề cốt lõi không phải ở cách dùng nhiên liệu mà là cách bay không cần nhiên liệu. Việc xác định lại vấn đề đã sinh ra thử thách vòng quanh thế giới tiếp theo của ông: một chiếc máy bay bằng năng lượng mặt trời.
Không dễ gì để tạo cảm hứng cho bản thân trong khi bạn đang mắc kẹt trong hàng loạt hành động. Câu chuyện đầu bếp Ferran Adrià là ví dụ khác. Ông đã tạo ra hơn 1.800 món ăn đặc trưng trong hơn 20 năm và đưa được nhà hàng của mình - El Bulli - vào bảng xếp hạng kỷ lục thế giới tốt nhất 5 lần. Adrià nói rằng, chìa khóa của sáng tạo là việc đóng cửa nhà hàng 6 tháng mỗi năm.
"Áp lực để phục vụ hàng ngày không mang loại yếu tố yên tĩnh cần thiết để sáng tạo. Điều quan trọng nhất là dành thời gian cho sự tái sinh", ông nói
3. TƯỞNG TƯỢNG ĐỂ TẠO KẾT HỢP BẤT NGỜ
Để tạo ra một ý tưởng độc đáo thực sự, bạn phải giải phóng trí tưởng tượng bản thân, thách thức chuẩn mực và hình dung ra cái không có. Để vượt qua những lối mòn hạn chế khả năng sáng tạo của não, hãy đặt các câu hỏi như "Tại sao không?" và "Nếu như thế thì sao?"
Ngoài ra, người bên ngoài thường dễ dàng kết nối những suy nghĩ khác nhau hơn là người trong cuộc, bởi vì họ thường có ít định kiến hơn. Các công ty nên cố gắng tạo ra những kết nối như vậy bằng cách tập hợp những người có nền tảng tri thức và quan điểm đa dạng
4. THỬ NGHIỆM THÔNG MINH HƠN
Thử nghiệm là quá trình biến một ý tưởng đầy hứa hẹn thành giải pháp khả thi, đáp ứng nhu cầu thực sự. Một rủi ro lớn là khi thử nghiệm, chính những thứ bạn đinh ninh phải đúng cùng các chi phí phát sinh sẽ làm giảm mức độ khả thi của ý tưởng. Trong khi đó, những người thử nghiệm thông minh thì luôn thoải mái chấp nhận những bất ngờ. Với họ, thử nghiệm là quá trình kiểm tra để cải thiện chứ không phải để chứng minh.
Phương pháp đúng là đặt mục tiêu học tập làm trung tâm của thử nghiệm thay vì áp lực thành công. Một chu kỳ "điên cuồng" về phát triển - đo lường - tìm hiểu khiến các doanh nghiệp chỉ tạo ra những sản phẩm "đủ tốt" để phù hợp với thị trường chứ khó đạt được những sản phẩm đột phá.
Trong giai đoạn hiện nay, đừng đầu tư quá mức vào giai đoạn thử nghiệm mà hãy tận dụng các công nghệ mới để tiết kiệm chi phí và đẩy nhanh quá trình thử nghiệm. Các công nghệ kỹ thuật số có thể giúp tạo ra những mô hình ảo hóa, những điều kiện mô phỏng và phân tích sâu dữ liệu để rút ra những bài học hữu ích về thị hiếu, thị trường và phản ứng của người dùng.
5. ĐIỀU HƯỚNG QUAN ĐIỂM CHO Ý TƯỞNG
Để biến ý tưởng thành hiện thực, bạn cần phải tiên liệu được những phản đối và có cách điều hướng thành công. Cụ thể, cần tăng cường khả năng hiểu biết về môi trường đối lập, bao gồm hệ thống miễn dịch trong chính công ty bạn để thuyết phục được những lời phản đối.
Hay nói khác đi, cách một ý tưởng được định hình có sức ảnh hưởng đến cách mọi người cảm nhận được giá trị của nó. Steve Sason là kỹ sư của Kodak, người đã phát minh ra máy ảnh số, thừa nhận việc đặt tên cho cải tiến "nhiếp ảnh không phim" của mình là trở ngại nghiêm trọng để đạt được sự đồng thuận của một công ty đã quen với sự tồn tại của phim. Trong trường hợp này, sự nhiệt tình của Steve Sason đã khiến ông mù quáng với những thử thách có thể đặt ra.
Tóm lại, những người có suy nghĩ độc đáo tập trung vào sự chú ý với cách nhìn mới, bước lùi lại để tiến vào tương lai, hình dung các sự kết hợp không theo chuẩn mực, thử nghiệm một cách thông minh và nhanh chóng. Cuối cùng, điều hướng môi trường đối địch tiềm ẩn bên ngoài lẫn bên trong công ty của họ.
Tuy nhiên, trong thực tế, năm yếu tố cấu thành không luôn theo trình tự như trên hay diễn tiến như một chu kỳ mà là sự pha trộn qua lại thường xuyên giữa các hoạt động. Ví dụ, sự chú ý là một điểm khởi đầu hợp lý cho ý tưởng mới nhưng có trường hợp, sáng kiến khởi nguồn từ trí tưởng tượng.
Mặc dù thứ tự linh hoạt nhưng bạn cần phải tiếp xúc với tất cả các yếu tố ít nhất một lần. Sáng tạo là một hành trình tạo cảm giác. Bằng cách kết hợp tất cả năm yếu tố, bạn sẽ tối đa hóa cơ hội biến ý tưởng thành hiện thực.
Nguồn: trường doanh nhân HBR
Nhận xét
Đăng nhận xét