Giật mình: 96,3% cử nhân thạc sỹ làm việc sau 5 năm vẫn chỉ đạt thu nhập trung bình trở xuống. Đến chính họ cũng không hiểu vì sao lại thế.
Lên google lục lại bài viết "178.000 cử nhân thạc sĩ thất nghiệp" của ông thầy viết cách đây 3 năm, giật mình vì thấy hiện ra con số 225.000 chứ không còn là 178.000 nữa.
Sau mỗi năm có thêm hơn 20.000 cử nhân thạc sỹ thất nghiệp. Đọc thêm bài nữa thì thấy báo cáo nhiều ngành có 70% sinh viên ra trường với tấm bằng giỏi.
Nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng lại vô cùng dễ hiểu khi mà người ta cứ nghĩ học giỏi ra trường thành đạt và có thu nhập cao. Mà chưa biết hoặc quên mất rằng để có thu nhập cao bạn phải "thực sự Giỏi".
"Thực sự giỏi" ở đây là bắt buộc phải giỏi cả khả năng mềm và khả năng cứng.
Khả năng mềm chính là khả năng tương tác với chính mình và mọi người xung quanh. Ý thức vượt khó vươn lên mạnh mẽ & được mọi người xung quanh ủng hộ rồi đi theo hay không chính nằm ở điểm này.
Khả năng cứng là công việc của bạn, lĩnh vực của bạn, nghề nghiệp của bạn. Tóm lại nó chính là cái chuyên môn cứng mà bạn đang hoặc sẽ làm.
Bạn sẽ dùng chính khả năng mềm để quản trị và vận hành chuyên môn cứng của mình. Y hệt như hệ điều hành của những chiếc máy vi tính hiện đại, những chiếc máy tính của bạn có linh kiện tốt đến mấy nhưng thiếu hệ điều hành thì chẳng hơn gì đống sắt vụn.
Chẳng ai muốn làm việc với những người suốt ngày cau gắt, than thởi. Cũng chẳng ai muốn đi theo những người quản trị kém từ giường ngủ đến công việc.
Bạn cũng không thể đạt đến vị trí cao trong tổ chức nếu những việc bạn làm không được mọi người xung quanh ủng hộ. Nếu việc bạn làm là đúng nhưng mọi người vẫn không ủng hộ bạn nghĩa là mọi người không tin tưởng và yêu mến bạn.
Điều đó lý giải vì sao ngoài kia đầy rẫy những người có chuyên môn nhưng nửa đời vẫn không hề đạt được thành tựu nào lớn lao. Họ hiểu biết rất sâu về chuyên môn nhưng thiếu khả năng tương tác để mọi người xung quanh nhìn nhận mình. Họ có nhiều thứ để cho nhưng lại thiếu mất "kỹ năng cho đi".
Anh ấy giỏi sửa chữa máy tính nhưng không ai muốn nhờ vả vì thái độ của anh ta không thiện chí. Chú kia tay nghề cũng ngang ngang anh này nhưng luôn niềm nở khi làm giúp người khác bất cứ việc gì.. chú ấy là chủ của một loạt cửa hàng mua bán và sửa chữa máy vi tính.
Cửa hàng quần áo của chị kia rất nhiều mẫu mã đẹp nhưng chẳng mấy người bước vào vì chị ấy không niềm nở. Trong khi cửa hàng bên cạnh khách vào nườm nượp.. nghe đâu cô chủ của cửa hàng ăn nên làm ra này cũng là chủ của một loạt cửa hàng khắp miền Bắc.
Chú này làm 6 năm công việc ấy rồi mà vẫn không thăng tiến, sếp của chú ấy là anh thanh niên trẻ tuổi với phong thái hoạt bát luôn được mọi người yêu mến và tin tưởng. Nhiều việc khó khăn, rắc rối mọi người ngại giải quyết nhưng anh ấy đều giải quyết rất êm đẹp.
Bạn thấy đấy.. làm giỏi chuyên môn bạn sẽ được gọi là thợ lành nghề, còn vừa giỏi chuyên môn vừa giỏi tương tác với người khác: dẫn dắt, động viên, đào tạo, chiêu mộ, thu phục, kết hợp chuyên môn để làm những việc khó và ít người làm được... khi đó bạn sẽ được gọi là nhà lãnh đạo. Nhớ nhé.
Và đương nhiên người lãnh đạo luôn có thu nhập cao hơn nhiều so với những người đi theo họ.
"Làm được những việc khó mà ít người làm được" trong khi nhiều người cần bạn làm việc ấy giúp họ. Nhiều người cần mà lại ít người làm được, thì giá trị của bạn rất cao rồi tự nhiên bạn sẽ nhận được nhiều tiền khi giúp nhiều người giải quyết việc khó của họ. Hỏi ngược lại bạn rằng nếu bạn đang có một việc làm bạn trằn trọc và khó chịu nhiều ngày rồi có ai đó mang dịch vụ, đồ dùng hoặc đồ ăn của họ đến cho bạn, bạn dùng và thấy thỏa mãn cơn trằn trọc kia. Thì bạn có sẵn sàng trả tiền cho họ?
Cơn trằn trọc ấy đại diện cho mọi vấn đề của con người trong cuộc sống. Và việc của bạn nếu muốn nâng cao giá trị bản thân chính là làm sao để "thực sự giỏi" rồi giải quyết thật nhiều những vấn đề khó của người khác.
Cả khả năng mềm và cứng đều có thể học được từ nhiều nguồn khác nhau như sách, video bài giảng, tiếp thu từ người truyền đạt....
Những chủ doanh nghiệp luôn sẵn sàng chi rất nhiều tiền để chiêu mộ những người "thực sự giỏi" ấy. Mà đáng buồn là hiếm hoi lắm.
Hiếm hoi vì hầu hết mọi người quanh họ đều đang ở tình trạng "tưởng mình cái gì cũng biết" hay "không biết mình đang không biết gì".
Vì khi bước ra khỏi giảng đường đại học hầu hết mọi người vô tình buông xuôi việc tiếp tục nâng cao khả năng mềm khả và năng cứng. Họ nghĩ mình biết thế là đủ rồi, nói về chủ đề gì cũng phán như thánh. Chết cái là 100 ông phán như nhau cả 100, vì giới hạn kiến thức của các ông đều ở mức ngang nhau. Tìm lấy một người đọc đến 100 cuốn sách ở xung quanh bạn xem có mấy người? Khác nào mò kim đáy bể không?
Suốt ngày chỉ dành tâm trí để lo ăn, ngủ, đụ, ị... không chịu lao ra ngoài trải nghiệm thì kỹ năng mềm lấy ở đâu ra?
Hơn 20 năm cuộc đời chưa đọc hết nổi 1 cuốn sách phát triển bản thân thì kỹ năng ở đâu ra bây giờ?
Không muốn hy sinh một giờ chơi game, một giờ ngủ để đổi lấy một giờ học tập thì khi nào mới giỏi chuyên môn đây?
Tôi đã nói nhiều lần rồi, học xong đại học thì chỉ như hạt thóc mới được thu hoặch thôi. Còn thành cám cho lợn hay thành chén cơm thơm ngon thì còn phải quay cuồng trong máy nghiền ra mới biết được.
Ngay thời sinh viên đã phải trau dồi cho não căng ra, như cây lúa được chăm bón tốt thì hạt thóc mới chắc nịch, mới không bị nghiền nát thành cám như mấy hạt mềm nhũn lép quẹp.
Ra trường rồi sẽ có cả đống thử thách chông gai trước mắt, tương tự như hạt thóc bị phơi sấy bỏng rát, rồi bị quay bị nghiền.. hạt nào thành gạo rồi tiếp tục lặn ngụp trong nước sôi nóng bỏng mới thành nổi hạt cơm thơm dẻo. Nên cứ buông xuôi ỉ lại không chịu trau dồi thêm thì chẳng khác gì hạt thóc không được đem phơi rồi mang đi xay xát. Chẳng mấy mà mục nát.
Nên khi nào mà bạn tự nghĩ "mình biết hết rồi" thì đó là lúc mà "bạn sắp chết rồi".
Hàng nghìn chủ doanh nghiệp đau đầu nhức óc khi nhận nghìn bộ hồ sơ đẹp nhưng phỏng vấn lại chẳng ưng nổi mấy người. Họ sẵn sang chi hàng trăm triệu thậm chí hàng tỷ đồng chỉ mong tìm được một người "thực sự giỏi". Mà tìm hoài chẳng gặp. Còn bên ngoài kia thì có tới 225.000 cử nhân thạc sỹ được đào tạo suốt nhiều năm trời, mỗi tối ngồi trong quán nhậu rồi nâng cốc bia chúc nhau sớm tìm được việc làm ổn định.
Nếu giờ mà vật đổi sao rời.. người ngủ khỏe, nhậu khỏe, chơi khỏe mà giàu có thì có lẽ chẳng còn mấy người không giàu. Tiếc là ngày đó không bao giờ đến, muốn giàu bạn phải "thực sự giỏi"
Bạn chọn sớm "thực sự giỏi" hay ngủ tiếp để mơ ngày trúng xổ số?
Nguyễn Đình Trưởng
Cảm ơn a đã chia sẻ nhé. E học đc nhiều kinh nghiệm qua bài viết của a😚
Trả lờiXóa