Đa phần các bạn khởi nghiệp trẻ, còn yếu kinh nghiệm quản lý, ngay cả khi lý thuyết đã học, nhưng khi thực tế vận hành lại có một độ kênh về nhận định. Vì thế có những việc bắt buộc phải ở tầng QUẢN TRỊ mới xử lý được hoặc xử lý triệt để được để hệ thống nhanh chóng đi theo thì các bạn lại giao cho những người không đủ năng lực hoặc chưa đủ trách nhiệm, hoặc chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm, dẫn tới vấn đề trở nên mông lung và rối mù mịt.
Và có những việc bắt buộc phải được ỦY NHIỆM, ỦY QUYỀN ngay cả khi chấp nhận một vài rủi ro nho nhỏ để giải phóng lãnh đạo ra khỏi những công việc không đáng tốn thời gian. Nhưng thường những việc này chỉ cần chỉ bảo chút là dễ dàng vào được khuông khổ. Đa phần do nhận định sai dẫn tới ôm đồm quản lý những việc KHÔNG TÊN. Nhiều năm sao vẫn không thoát ra được, vì cứ vắng mình là hệ thống không thể chạy được.
Vậy những đầu việc như thế nào thì được gọi là TRỌNG YÊU mà cấp quản lý bắc buộc phải thực tế làm, cho đến khi ra được quy trình và giải pháp, được kiểm chứng là hợp lý, tối ưu thì sẽ dần chuyển giao "quyền lực" cho cấp tiếp theo.
Tiếu chí nhận biết việc TRỌNG YẾU, quản lý bắt buộc phải làm:
+ Những việc phát sinh GIÁ TRỊ LỚN (tùy theo quy mô công ty từng người mà xác định mức độ lớn của công ty đó) - ví dụ có cty 10tr là lớn, có công ty 100tr, 1 tỷ mới là lớn. Nên phải tự xác định được mức nào mình chịu đựng được và ít rủi ro nhất thì các việc đó được phép ủy quyền cho người khác chịu trách nhiệm. Quan trọng là quy trịnh "HẬU KIỂM SOÁT" luôn có để đảm bảo tính an toàn ngược lại.
+ Những việc có tính chi phối NHIỀU LẦN, LẶP ĐI LẶP LẠI, và XUYÊN SUỐT THEO THỜI GIAN. Ví dụ: việc tìm nhà cung cấp bước đầu cực quan trọng, ngay cả khi những thứ nhỏ nhưng lại thường xuyên tiêu hao. Như vậy việc duyệt nhà cung cấp, duyệt giá, và đàm phán phương thức làm việc thì nên để một người có khả năng đàm phán tốt làm việc hoặc trực tiếp bản thân đàm phán trước khi để hệ thống phía sau chỉ giao dịch đặt hàng khi đã chốt được mức giá, phương thức giao dịch cụ thể. Một nhà cung cấp có tính hỗ trợ trong mọi rủi ro sẽ tốt hơn hẳn đơn vị rẻ mà bỏ mặc công ty khi gặp sự cố.
Hoặc việc quan trọng nhất chính là chụp hình sản phẩm mẫu, làm bảng giá để thường xuyên giao dịch với nhiều khách hàng mà nhiều đơn vị làm vẫn rất chi là bung bét.
+ Những việc tác động tới ĐỊNH HƯỚNG, QUAN ĐIỂM, TƯ TƯỞNG và GIÁ TRỊ CỐT LÕI của công ty. Ví dụ: duyệt logo, duyệt thiết kế sản phẩm, duyệt tài liệu làm việc với hệ thống phân phối, duyệt bảng giá, duyệt quy trình ... những việc như vậy là hình ảnh của công ty được đưa ra ngoài, vì thế khi ở giải đoạn khởi đầu không ai hiểu được ý định của chúng ta bằng chính chúng ta. Khi nào mọi thứ đã thành quy chuẩn, và có đủ năng lực làm việc với những người có chung năng lực với chúng ta thì mới ngắt được việc đó ra để họ chịu trách nhiệm. Nếu không công ty sẽ không còn mang hơi thở và tầm nhìn của chúng ta nữa chỉ vì chúng ta không làm đúng được đầu việc cần thể hiện Ý CHÍ của chúng ta.
Đấy, nhận định đúng thì sẽ chỉ bận thiết lập bước đầu, sau đó sẽ giải phóng được mình ra khỏi hoạt động thường ngày nhanh thôi.
Khổng Minh - thành viên khởi nghiệp Việt Nam
Nhận xét
Đăng nhận xét