Chuyển đến nội dung chính

7 căn bệnh về quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam


Kết quả hình ảnh cho 7 căn bệnh quản trị doanh nghiệp
Hội Marketing Việt Nam (VMA) vừa tổ chức buổi thuyết trình và giao lưu với các doanh nghiệp phía Nam với chủ đề “Chẩn bệnh quản trị doanh nghiệp Việt Nam”. Hai chuyên viên tư vấn của VMA đã đưa ra 7 căn bệnh phổ biến hiện nay của các doanh nghiệp, đồng thời “kê toa” cho những căn bệnh này.

Ông Võ Văn Thành Nghĩa, Phó chủ tịch VMA kiêm Trưởng ban tư vấn doanh nghiệp (ông Nghĩa còn được biết đến như một nhà tư vấn-chuyên viên tư vấn thương hiệu cao cấp) cho biết, trong hơn 2 năm qua, VMA đã “chẩn bệnh” (tư vấn) cho 50 doanh nghiệp gồm các doanh nghiệp tư nhân, cổ phần và cả doanh nghiệp Nhà nước.
Trong số đó, 70% là các doanh nghiệp ở TPHCM, doanh nghiệp thương mại và dịch vụ chiếm 80%, còn lại 20% là các doanh nghiệp sản xuất; quy mô nhân viên của doanh nghiệp lớn nhất được tư vấn là 5.000 người, thấp nhất là 10 người. Hầu hết các doanh nghiệp được tư vấn đều đánh gía cao tính hiệu qủa của việc tư vấn quản trị doanh nghiệp.
Bệnh thứ nhất: Chiến lược
Bệnh này rất nhiều doanh nghiệp mắc phải, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thể hiện cụ thể là thiếu hoặc chưa tự đánh giá doanh nghiệp mình về 5 vấn đề lớn, gồm: thứ nhất là điểm mạnh, yếu (nội lực của doanh nghiệp) về quản trị, văn hóa doanh nghiệp, nguồn lực.
Thứ hai là những cơ hội và thách thức về kinh tế, công nghệ, khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Thứ ba là thiếu hoặc chưa tự đánh giá doanh nghiệp thường xuyên trong quá trình phát triển kinh doanh. Thứ tư là thiếu hoặc chưa có chiến lược qua từng thời kỳ hoạt động.
Cuối cùng là thiếu hoặc chưa có sự chia sẻ giữa bộ máy lãnh đạo và bộ phận thừa hành.
Ông Nghĩa đưa ra một vấn nạn hiện nay về nhân lực của các doanh nghiệp: “Nhiều người giỏi làm việc không có tâm, chỉ quan tâm đến lương cao, hay “chảnh”, nhiều người dở nhưng lại không chịu làm và học hỏi”. Hiện không ít doanh nghiệp mà giám đốc độc quyền, không tin cấp dưới, không phân quyền nên suốt ngày nhận “trình, bẩm”, từ đó ra quyết định chậm, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Nhiều vị giám đốc bị động, không chủ động lên kế hoạch đối phó với những thách thức từ môi trường khách quan bên ngoài.
Thí dụ dịch cúm gia cầm đang có nguy cơ thành đại dịch toàn cầu, ảnh hưởng rất lớn đến kinh doanh du lịch nhưng nhiều doanh nghiệp du lịch vẫn bình chân như vại.
Bệnh thứ hai: Kỹ năng quản trị
Bệnh này thể hiện ở hoạt động dẫn dắt và hoạt động kiểm tra của lãnh đạo doanh nghiệp “có vấn đề”. Khi lãnh đạo doanh nghiệp giao việc cho cấp dưới thường giao một chiều, không hướng dẫn công việc, không động viên nhân viên, thiếu sự đồng cảm chia sẻ với nhân viên, không giải quyết tốt những mâu thuẫn giữa người cũ và người mới trong doanh nghiệp.
Trong hoạt động kiểm tra, doanh nghiệp thiếu theo dõi hoạt động của nhân viên thường xuyên, không so sánh hiệu qủa công việc của nhân viên, khi nhận viên có sai sót thì đổ thừa, không giúp họ sửa sai.

Bệnh thứ ba: Kế toán-tài chính
Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay không cho cấp dưới biết những thông tin về nguồn vốn, lời, lỗ (phân tích theo ngành hàng doanh nghiệp kinh doanh), dòng tiền với những phân tích thấu đáo nên nhân viên rất thiếu thông tin, hạn chế sự sáng tạo phấn đấu đưa doanh nghiệp phát triển.
Trong hoạt động kế toán-tài chính, nhiều doanh nghiệp không có số liệu thống kê liên tục qua các năm nên không thể hoạch định được kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Việc đối chiếu sổ sách, chứng từ, hoá đơn làm không đến nơi đến chốn, bộ phận kế toán tài chính không thường xuyên rà soát, phân tích và đề xuất những sáng kiến làm lành mạnh tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Bệnh thứ tư: Nhân sự
Ông Lê Phụng Hào, Trưởng ban đào tạo VMA chẩn căn bệnh này như sau: nhiều doanh nghiệp thiếu hoạch định chiến lược nhân sự, không phân biệt được vai trò giữa quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực, nhầm lẫn giữa duy trì động lực và tạo động lực bên trong của đội ngũ nhân viên, không phát triển được lực lượng kế thừa (bệnh sống lâu lên lão làng) và tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong nội bộ doanh nghiệp.
Bệnh thứ năm: Marketing
Doanh nghiệp thiếu hoạch định chiến lược marketing, thiếu định vị sản phẩm (nhắm tới đối tượng khách hàng là ai, tạo sự khác biệt sản phẩm của mình để cạnh tranh); xem việc phát triển thương hiệu như là làm quảng cáo mà không coi phát triển thương hiệu như phát triển một con người, không thiết lập được hệ thống phân phối hiệu qủa.
Bệnh thứ sáu: Sản xuất
Doanh nghiệp chưa xác định được chiến lược hoạt động sản xuất luôn phục vụ cho chiến lược kinh doanh, chưa thiết lập hệ thống quản lý chất lượng thực sự (lầm lẫn ISO là công cụ tiếp thị, trong khi ISO là công cụ quản lý nâng cao hiệu qủa kinh doanh của doanh nghiệp); chưa quản lý chi phí chất lượng (quên kiểm soát lãng phí vô hình - thường chiếm 20% chi chí của doanh nghiệp, mà chỉ chú ý chi phí hữu hình); chưa liên tục cải tiến chất lượng do chưa tạo được môi trường thúc đẩy sản xuất và sáng tạo trong doanh nghiệp.
Bệnh thứ bảy: Tâm lý sợ thay đổi
Bệnh này được ông Hào đúc rút thành một hình ảnh khái quát rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp: “Không sợ bệnh, chỉ sợ thấy bệnh mà không chữa, bệnh trở thành tật”, lúc đó vô phương cứu chữa.
 (Theo TBKTVN)


Thu Hường

Công ty cổ phần doanh nghiệp Tinh Gọn. Website: Doanh Nghiệp Tinh Gọn  

Công ty cổ phần TNT Digital - Đào tạo và triển khai dịch vụ Digital Marketing tổng thể. Website: TNT Digital 

Trụ sở chính: 41A Ba Vì, phường 4, quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh.

VP Hà Nội: Tầng 8, tòa Ocean Bank, số 252 Lê Trọng Tân, Thanh Xuân, Hà Nội.

VP Nha Trang: 101 Mai Xuân Thưởng, Vĩnh Hải, Nha Trang, Khánh Hòa.

Kết nối với tôi qua: 

Email: huongpt.dntg@gmail.com.  Hotline: 0167 7196 994.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tuổi 20 hay những năm tháng đẹp nhất cuộc đời và trong mỗi chúng ta.

# Phần_1 : Khi xung quanh mình nhiều  # cứt !!! 1, Tuổi 20 là thời điểm tốt nhất để yêu. Tôi vẫn thường nghe thấy ai đó nói rằng: Khi còn trẻ, hãy tập trung vào sự nghiệp, đừng vội yêu đương hay lập gia đình. Nhưng nếu có người con gái đã cùng bạn đi từ 20-25, bạn phải biết trân quý… Ở tuổi đó các chàng trai có gì? Một nửa đang loay hoay trên con đường sự nghiệp, một nửa vẫn còn ngồi ghế nhà trường, có đôi gã khờ dại phải làm lại từ đầu… Và hầu hết số còn lại – vẫn còn mê chơi. Còn người ấy, họ có tất cả, đủ đầy cả thể chất lẫn tâm hồn. Ánh mắt đủ trong trẻo, con tim đủ nồng thắm. Cô gái sẽ dành cho bạn thứ quý giá nhất của đời người: Thanh xuân. Những gì tươi đẹp nhất của người con gái đều đã dành cho bạn. Sau này, bất kể chuyện gì xảy ra, xin đừng làm cô ấy tổn thương. Hình 1: Hãy yêu khi có thế Còn nếu bạn chưa tìm được nửa ấy, thì cũng hãy cứ tin tôi rằng, dành cả tuổi thanh xuân để yêu, để theo đuổi, để cố gắng vì ai đó hoàn toàn đúng. Cách mà bạn đối xử với thứ bạn yêu thương sẽ

ĐƠN GIẢN HÓA KHỞI NGHIỆP

1. Ý tưởng chỉ đáng giá 0 đồng Khi bạn nghĩ ra 1 ý tưởng và cực kì tâm đắc với ý tưởng này. Hãy giúp tôi trả lời các câu hỏi sau: 1.     Trên thị trường đã có ai làm hay chưa? (Cả Việt Nam & thế giới) 2.     Nếu chưa có ai làm, tại sao họ lại không làm? 3.     Nếu có người làm rồi mà họ chưa thành công, tại sao họ lại chưa thành công? Đừng bao giờ ôm cái ý tưởng của mình và tự huyễn hoặc, đinh giá nó. Tôi hiểu, khởi nghiệp là bắt nguồn từ ý tưởng; một ý tưởng hay, độc đáo có nhiều cơ hội thành công hơn so với những ý tưởng đã cũ nhưng đó mới chỉ trên mặt suy nghĩ, giấy tờ. Việc từ ý tưởng tới thực thi là cả 1 bài toán khó . Hãy nhớ rằng, trên đời này có thiên tài nhưng xác xuất người đó chính là bạn rất thấp. Việc các bạn nghĩ ra thì chưa chắc hàng tỷ dân trên thế giới này chưa nghĩ ra được. Thành công đôi khi chỉ khác nhau việc định vị bản thân. Do vậy, hãy trả lời 3 câu hỏi trên 1 cách nghiêm túc. Sau đó, ý tưởng của bạn dù có hay tới mấy cũng không quan trọng bằng việc kế hoạch

Mời tham gia viết bài cho Blog Khởi Nghiệp Blog.knvn.vn

1.Lời ngỏ Hiện tại cộng đồng Khởi Nghiêp Việt Nam đã có hơn 60 000 thành viên tham gia và tới 45 000 thành viên hoạt động thực. Tuy nhiên, trong số này chỉ có tới 15% là đã khởi nghiệp, gần 80% là sắp khởi nghiệp, đa phần các thành viên lên KNVN để học hỏi kiến thức là chính. Tuy nhiên các bài viết trên Group trôi khá nhanh, rất khó lưu trữ. Vì thế ban quản trị đã thành lập Blog Khởi Nghiệp - http://blog.knvn.vn dành riêng cho những doanh nhân muốn chia sẻ kiến thức cho cộng đồng. 2.Nội dung chia sẻ bao gồm : + Những bài viết về phát triển bản thân + Những bài viết về truyền động lực, tinh thần khởi nghiệp + Những bài viết về kiến thức marketing, sales, quản trị, pháp lý... 3.Quyền lợi của doanh nhân: + Được cấp quyền đăng bài trên Blog + Được hỗ trợ tuyển dụng trên chuyên mục Tuyển dụng của Blog 4.Điều kiện tham gia: + Có khả năng viết lách + Đã khởi nghiệp ( Là CEO hoặc Founder, Co-Founder) 5. Đăng ký + Inbox cho  https://www.facebook.com/TranHieu.knvn.vn + Hoặc gửi mail: admin@knvn.